Có hiện tượng sàn bất động sản cấu kết “ôm hàng”, làm giá, tạo sóng gây sốt


Dân trí

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, khiến công tác quản lý nhà nước về giao dịch bất động sản gặp khó khăn.


Giá bất động sản một số nơi tăng “nóng”

Tại hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi

trong giai đoạn hiện nay” được tổ chức hôm nay (25/11), ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đã có những chia sẻ đáng chú ý liên quan đến thị trường bất động sản.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, năm nay, sự bùng phát trở lại của dịch

đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường bất động sản cả nước, đặc biệt là tại Hà Nội, TPHCM và các tỉnh phía Nam.

Có hiện tượng sàn bất động sản cấu kết ôm hàng, làm giá, tạo sóng gây sốt - 1

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng (Ảnh: BTC).

Nguồn cung bất động sản mới chỉ bằng khoảng 50% so với năm ngoái. Trong đó, riêng đối với

phát triển nhà ở thương mại có 201 dự án với 84.544 căn được cấp phép, có 125 dự án với 15.525 căn được hoàn thành.

Lượng giao dịch bất động sản bằng khoảng 80% so với cùng kỳ năm 2020. Đáng chú ý, giá giao dịch bất động sản tăng mạnh và có hiện tượng sốt giá cục bộ tại một số khu vực, phân khúc bất động sản.

Tại thời điểm cuối quý I, đầu quý II, hiện tượng tăng giá, thậm chí “sốt” tại một số phân khúc bất động sản diễn ra. Cụ thể, giá giao dịch căn hộ chung cư ở nhiều dự án, đặc biệt tại Hà Nội và TPHCM đều tăng khoảng 5-7%.

Trong khi đó, giá giao dịch nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8-10% (tính chung cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 – 20% so với mức quý IV//2020). Hải Phòng, Đà Nẵng, Bình Dương là những địa phương có mức giá bình quân tăng cao.

Cũng theo con số lãnh đạo Bộ Xây dựng đưa ra, giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao. Cụ thể như ở vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%).

Nhiều nơi như Thanh Hóa; TP Thủ Đức, huyện Cần Giờ (TPHCM); Biên Hòa, Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai)… cũng ghi nhận hiện tượng giá đất nền tăng rất nhanh trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, theo ông Sinh, sau đó hiện tượng tăng giá đất nền nóng cục bộ cũng nhanh chóng hạ nhiệt khi Chính Phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường có các văn bản chỉ đạo để chính quyền địa phương kịp thời đưa ra các thông báo cảnh báo cũng như công khai các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất trên địa bàn.


Thị trường bất động sản đang đối mặt với khó khăn gì?

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đánh giá, dù thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thị trường bất động sản Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này nói riêng thời gian qua chưa thực sự phát huy hết tiềm năng và thế mạnh, nhiều mảng thị trường chưa được khai thác và đầu tư có hiệu quả.

Một số khó khăn, tồn tại cũng được lãnh đạo Bộ Xây dựng nêu rõ như việc tồn tại sự chồng chéo, bất cập nhất định trong hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản như Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…

Ngoài ra cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa phù hợp, dư thừa bất động sản cao cấp, thiếu hụt lớn ở phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở dành cho công nhân, nhà ở giá hợp lý các đối tượng thu nhập thấp.

Nguồn cung nhà ở xã hội, nhà ở công nhân chưa đáp ứng được nhu cầu. Tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm nay, cả nước đã hoàn thành 266 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở công nhân, đạt khoảng 56,8 % so với mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 mặc dù đã gần hết năm 2021.

“Giá bất động sản liên tục tăng, giá nhà ở đặc biệt là tại khu vực đô thị quá cao so với mặt bằng thu nhập chung của người dân. Giá bất động sản một số khu vực, một số phân khúc đặc biệt là đất nền tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi”, ông Sinh nêu rõ.

Bên cạnh đó, theo vị này, các dự án bất động sản còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn thiện về hồ sơ, trình tự thủ tục pháp lý. Điều này dẫn đến chưa đủ cơ sở pháp lý để các cơ quan quản lý nhà nước phê duyệt theo thẩm quyền.

Đáng chú ý, theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hoạt động về giao dịch bất động sản vẫn còn lộn xộn, chưa được kiểm soát tốt. Hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản còn tồn tại nhiều bất cập, khiến công tác quản lý nhà nước về giao dịch bất động sản gặp rất nhiều khó khăn,.

Cụ thể như việc chưa hình thành được hệ thống giao dịch được kiểm soát, đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch bất động sản, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. “Còn có hiện tượng các sàn giao dịch bất động sản câu kết với nhau “ôm hàng”, “làm giá”, “tạo sóng”, ” thổi giá”, gây “sốt ảo” ăn chênh lệch làm nhiễu loạn thị trường”, ông Sinh cho hay.

Ngoài ra, đội ngũ làm môi giới bất động sản còn yếu về chuyên môn, hiểu biết pháp luật hạn chế, chưa có tính chuyên nghiệp, yếu kém về đạo đức kinh doanh dẫn đến tình trạng làm ăn “chụp giật”, không chịu trách nhiệm, gây thiệt hại khách hàng; không ít những người hoạt động môi giới tự do, không có chứng chỉ môi giới bất động sản.


Những đề xuất quan trọng

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu trình Thủ tướng chính phủ ban hành Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, cũng như nghiên cứu, đề xuất sửa đổi 2 bộ Luật quan trọng là Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.

Trong đó đề xuất, kiến nghị nhiều chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn thị trường bất động sản, đặc biệt là các chính sách nhằm khuyến khích và đẩy mạnh phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở có giá phù hợp với người thu nhập thấp; đẩy mạnh tiến độ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ.

Lãnh đạo Bộ Xây dựng khẳng định sẽ tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan nhằm tháo gỡ những chồng chéo, vướng mắc về thủ tục pháp lý, tạo cơ chế thông thoáng cho thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh.

Đồng thời nghiên cứu, đề xuất bố trí gói tín dụng để hỗ trợ phát triển nhà ở xã hội, nhà cho công nhân theo phương thức cấp bù lãi suất cho Ngân hàng Chính sách và các ngân hàng thương mại để thực hiện phát triển nhà ở xã hội theo các quy định của pháp luật hiện hành trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Bộ Xây dựng cũng đề nghị theo dõi sát diễn biến thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp lĩnh vực bất động sản nhằm kịp thời kiểm soát, điều chỉnh chính sách để thị trường bất động sản luôn phát triển một cách ổn định và lành mạnh, góp phần vào ổn định chung cho cả nền kinh tế.

Đồng thời đề nghị theo dõi, kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản tránh rủi ro kép, ngăn chặn việc sử dụng nguồn vốn cho vay sản xuất, tiêu dùng vào đầu tư, kinh doanh bất động sản.

Đối với các địa phương, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết đã yêu cầu tổ chức công bố công khai thông tin về thị trường bất động sản; công bố thông tin cho các cơ quan, tổ chức, người dân nắm rõ về chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, về việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính tại địa phương; đầu tư phát triển hạ tầng của địa phương nhằm bảo đảm minh bạch thông tin thị trường, ngăn chặn các hiện tượng lừa đảo, đầu cơ thổi giá bất động sản để thu lợi bất chính.

Đồng thời đề nghị các địa phương có biện pháp quản lý, ngăn chặn việc chia tách, “phân lô, bán nền” tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; tăng cường kiểm soát hoạt động của các sàn giao dịch bất động sản, các tổ chức, cá nhân hành nghề môi giới bất động sản; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay nhiều lần, “thổi giá” gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản


Nguyễn Mạnh

  • Mới nhất

  • Leave a Comment

    Your email address will not be published. Required fields are marked *

    error: Content is protected !!